Chi phí vốn là gì? Phương pháp xác định chi phí vốn đơn giản nhất

Phạm Thùy Phương 23/07/2022 360 Views

Chi phí vốn là gì? Nó là một khái niệm được rất nhiều sự quan tâm trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Như vậy phương pháp để xác định chi phí vốn đơn giản nhất bạn đã biết chưa?

Hôm nay, Nguontaichinh.com chia sẻ đến bạn những thông tin về Chi phí vốn thông qua bài viết “Chi phí vốn là gì? Phương pháp xác định chi phí vốn đơn giản nhất”. Hãy cùng đọc và tham khảo bạn nhé!

Chi phí vốn là gì?

Chi phí vốn là gì?
Chi phí vốn là gì?

Chi phí vốn là chi phí được tính bằng phần trăm của các nguồn vốn khác nhau, nó là điều cần thiết để tài trợ cho các khoản chi tiêu mua sắm hàng, đầu tư. 

Có thể hiểu nguồn chi phí này được lấy ra để mua sắm, thanh toán cho những khoản đầu tư mà từ đó doanh nghiệp phát triển, thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực của mình.

Tất cả các nguồn vốn đều sẽ có một chi phí và có thể trực tiếp như trường hợp vốn vay hoặc chi phí cơ hội trong trường hợp thu nhập giữ lại.

Có thể kể đến những loại chi phí vốn hiện nay như sau:

  • Chi phí của thu nhập giữ lại
  • Chi phí của cổ phần thông thường
  • Chi phí vốn cổ phần ưu đãi,…

Và một trong những loại mà hiện nay được nhắc đến nhiều nhất đó là chi phí vốn chủ sở hữu

Ý nghĩa chi phí vốn

Ý nghĩa chi phí vốn
Ý nghĩa chi phí vốn

Chi phí vốn là đại diện cho các rào cản của công ty mà một doanh nghiệp cần vượt qua để tạo ra được giá trị thặng dư. Và thường được sử dụng để công ty xem xét được tính khả thi của dự án trước khi thực hiện dự án.

Trong lĩnh vực kinh tế và kế toán thì chi phí vốn được sử dụng rộng rãi như mốt cách để mô tả chi phí cơ hội khi doanh nghiệp đầu tư vào.

Từ những quan điểm của nhà đầu tư, thì chi phí vốn là lợi nhuận dự kiến cho những ai đang cung cấp vốn cho một doanh nghiệp.

Được sử dụng rộng rãi như một chi tiêu đánh giá doanh nghiệp, chi phí vốn sử dụng như một tỷ lệ chiết khấu để mà tính toán các giá trị của một dòng tiền chảy của các nhà đầu tư.

Chi phí vốn sẽ không phụ thuộc vào cách thức và nơi huy động vốn, nó còn phụ thuộc vào việc sử dụng các quỹ mà không phải là nguồn vốn. 

Phân loại chi phí vốn

Phân loại chi phí vốn
Phân loại chi phí vốn
  • Chi phí của việc gọi vốn mới là chi phí cận biên của vốn
  • Chi phí của cổ phần thông thường sẽ được gắn trực tiếp với tỷ lệ lợi tức rất cần thiết mà người nắm cổ phần thông thường được đòi hỏi trước khi học nắm cổ phần trong một công ty. Khi vốn hoá thì tỷ lệ lợi tức dự kiến phải cao hơn giá thị trường hiện hành. Thường thì chi phí cổ phần thông thường sẽ được báo cáo dưới dạng tỷ lệ cổ tức mỗi cổ phần/giá thị trường của mỗi cổ phần cộng với tỷ lệ tăng cổ tức.
  • Chi phí của cổ phần ưu đãi sẽ bằng một tỷ lệ cổ tức cố định. Khi cổ tức trả cho cả cổ phần thông thường và ưu đãi thì được thanh toán bằng thu nhập sau thuế. Vì vậy cho nên cúng là chi phí tính trên cơ sở thu nhập sau thuế.
  • Lãi suất sẽ là chi phí được phép trích ra, cho nên lãi suất sau thuế phải trả có thể thích hợp với trường hợp này. Lựa chọn cơ cấu vốn có thể giúp cho công ty tối thiểu hoá chi phí chung của vốn khi tiến hành lựa chọn. Chi phí vốn sẽ được sử dụng làm tỷ lệ chiết khấu ở trong quá trình tính toán giá trị hiện tại ròng thu được từ những dự án mới và so sánh với tỷ lệ hoàn vốn nội bộ của dự án. 
  • Chi phí của thu nhập giữ lại được xem là chi phí cơ hội mà một số người lập luận là phải bằng tỷ lệ lợi tức mà các cổ đông có thể kiếm được nếu nó được phân phối cho họ. Lại có một số người khác cho rằng, nếu như không có nguồn dự trữ này thì công ty sẽ phải gọi vốn cổ phần mới. Cho nên, họ cho rằng, chi phí vốn phải bằng với chi phí của cổ phần thông thường. 

Phương pháp xác định chi phí vốn

Phương pháp xác định chi phí vốn
Phương pháp xác định chi phí vốn

Chi phí nợ

Một doanh nghiệp khi huy động vốn bằng cách vay nợ thì doanh nghiệp sẽ cần phải trả lãi cho khoản vay của mình thì được gọi là chi phí nợ.

Chi phí nợ sẽ được tính bằng cách: Lấy tỷ lệ trên trái phiếu không rủi ro có thời hạn phù hợp với cấu trúc kỳ hạn khoản nợ doanh nghiệp và tính thêm phí bảo hiểm mặc định.

Khi mà con số nợ tăng lên thì phí bảo hiểm cũng tăng lên. Trong trường hợp, nếu chi phí nợ là khoản chi phí được khấu trừ trên cơ sở sau thuế. Điều đó sẽ làm cho nó tương đương với chi phí của vốn chủ sở hữu.

Chi phí vốn cổ phần

Chi phí vốn cổ phần được tính theo cách định giá tài sản vốn như sau:

Chi phí vốn cổ phần = Tỷ lệ hoàn vốn không rủi ro + Phí bảo hiểm rủi ro dự kiến

hay là:

Chi phí vốn cổ phần = Tỷ lệ hoàn vốn không rủi ro + Beta x (Tỷ số lợi nhuận thị trường – Tỷ số hoàn vốn không rủi ro)

Trong đó: Beta là độ nhạy cảm với các chuyển động trong thị trường liên quan

Chi phí vốn bình quân gia quyền

WACC là từ viết tắt của chi phí vốn bình quân gia quyền và sử dụng trong lĩnh vực tài chính dùng để đo lường chi phí vốn của một công ty nào đó. 

Còn đại diện cho lợi nhuận tối thiểu mà công ty phải kiếm được trên cơ sở tài sản hiện có, để đáp ứng cho các chủ nợ, chủ sở hữu và tất cả các nhà cung cấp vốn khác.

Khi tính toán WACC thì ta cần phải ước tính giá trị thị trường hợp lý với vốn chủ sở hữu nếu như các công ty khác không liệt kê. 

Tính phí chi vốn bình quân gia quyền, ta cần phải tính toán các nguồn tài chính cá nhân trước gồm có chi phí nợ, chi phí vốn chủ sở hữu, phi phí vốn ưu đãi.

Yếu tố ảnh hưởng đến chi phí vốn

Yếu tố ảnh hưởng đến chi phí vốn
Yếu tố ảnh hưởng đến chi phí vốn

Sau đây là những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí vốn:

  • Mức lãi suất
  • Cấu trúc vốn
  • Thuế thu nhập hiện hành
  • Thông tin kế toán
  • Chính sách cổ tức hiện tại
  • Điểm dừng chi phí cận biên của vốn

Thông qua bài viết “Chi phí vốn là gì? Phương pháp xác định chi phí vốn đơn giản nhất”, Nguồn tài chính cảm ơn bạn đọc đã đọc và tham khảo. Chúng tôi hy vọng rằng mình đã đem đến cho bạn những thông tin bổ ích có thể giúp ích cho bạn. 

Ngoài ra, hãy tham khảo về đầu tư trái phiếu, đầu tư chứng chỉ quỹ,… nếu như bạn hứng thú. Hãy liên hệ cho chúng tôi nếu như bạn có thắc mắc điều gì nhé!

Tác giả

Chuyên viên tư vấn tài chính chứng khoán với hơn 7 năm kinh nghiệm. Mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.

Chia sẻ bài viết:
5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x