CAPEX là gì? Ứng dụng CAPEX trong phân tích và định giá cổ phiếu

Phạm Thùy Phương 08/08/2022 252 Views

Trên thị trường chứng khoán có rất nhiều khái niệm đòi hỏi các nhà đầu cần nắm rõ để có những quyết định đầu tư chuẩn xác. Trong số đó có thể kể đến CAPEX là một trong những chỉ số được các nhà đầu tư dùng để đánh giá doanh nghiệp.

Vậy thật ra CAPEX là gì? Chỉ số CAPEX được ứng dụng thế nào trong việc phân tích và định giá cổ phiếu. Để hiểu rõ hơn về chỉ số này hãy cùng Nguontaichinh.com đi vào tìm hiểu ngay bây giờ nhé.

Capex là gì?

CAPEX là gì?
CAPEX là gì?

Capex hay còn được biết với tên gọi đầy đủ là Capital Expenditure, chỉ số này phản ánh về các khoản chi phí đầu tư vào tài sản cố định như nhà máy, máy móc, thiết bị,..của doanh nghiệp. Những khoản đầu tư CAPEX có thể dùng để mua sắm tài sản cố định mới với mục đích mở rộng quy mô sản xuất, sửa chữa tài sản cố định bị hư hỏng và nâng cấp hiệu suất hoạt động của tài sản cố định. Tóm lại chỉ số CAPEX là chỉ số quan trọng vì nó phản ánh dòng tiền đầu tư tài sản cố định của doanh nghiệp.

Cách tính CAPEX

Capex được doanh nghiệp dùng với những mục đích:

  • Mua tài sản cố định mới, có thể là tài sản vô hình.
  • Sửa chữa tài sản cố định đang có để kéo dài thời gian sử dụng.
  • Nâng cấp tài sản cố định với mục đích tăng hiệu suất hoạt động.

Chỉ số CAPEX được xuất hiện ở mục Dòng tiền từ hoạt động đầu tư trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.

Công thức tính chỉ số CAPEX:

CAPEX = Tiền dùng để mua sắm, xây dựng tài sản cố định – Tiền thu từ thanh lý, bán tài sản cố định

Ý nghĩa CAPEX

Ý nghĩa của chỉ số CAPEX
Ý nghĩa của chỉ số CAPEX

CAPEX là chỉ số cho biết doanh nghiệp đó đang đầu tư bao nhiêu tiền vào tài sản cố định mới và hiện có đang dùng nó để duy trì hoặc phát triển hay không? Ông Warren Buffett đã nhận định chỉ số CAPEX là quan trọng nhất trong dòng tiền từ hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Theo ông, với những doanh nghiệp đang có lợi thế cạnh tranh dài hạn chỉ cần sử dụng một phần nhỏ lợi nhuận hàng năm cho hoạt động đầu tư cho tài sản cố định để duy trì lợi thế và hoạt động kinh doanh của mình so với đối thủ khác.

Bạn có thể thử so sánh CAPEX với lợi nhuận sau thuế. Cụ thể, bạn lấy tổng CAPEX mà doanh nghiệp đã sử dụng trong thời gian từ 7 đến 10 năm và đem so sánh với tổng lợi nhuận sau thuế trong cùng khoảng thời gian đó. Trong trường hợp nếu:

  • Tổng số CAPEX < 50% Lợi nhuận sau thuế: Đây là một dấu hiệu tốt chứng tỏ doanh nghiệp đang có lợi thế cạnh tranh.
  • Nếu chỉ số này < 25%: Có nghĩa là đây là một doanh nghiệp tuyệt vời có lợi thế cạnh tranh lớn, bạn nên cân nhắc để đầu tư.

CAPEX bao nhiêu là tốt?

Chỉ số CAPEX bao nhiêu là tốt?
Chỉ số CAPEX bao nhiêu là tốt?

Để có thể đánh giá chỉ số CAPEX bao nhiêu là tốt chúng ta cần dựa vào các yếu tố sau:

Giai đoạn phát triển của doanh nghiệp: Đa phần những doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu tư mới hoặc mở rộng quy mô dự án sẽ cần một số tiền lớn để sử dụng cho mục đích xây dựng, mua sắm hoặc nâng cấp nhà xưởng, máy móc. Còn nếu doanh nghiệp đang trong giai đoạn ổn định sản xuất thì sẽ chủ yếu chi tiền để sửa chữa tài sản cố định. 

Năng lực tài chính: Việc đánh giá kế hoạch đầu tư CAPEX kết hợp năng lực tài chính của doanh nghiệp sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá được tính khả thi của dự án. Cụ thể sẽ có một số dự án có thể bị đứt gãy nguyên nhân là do khả năng tài chính không đủ để chi trả cho CAPEX, việc như vậy có thể xảy ra khi dự án đang thực hiện dang dở. 

Biên lợi nhuận gộp: Đối với những doanh nghiệp chuyên về sản xuất thì không thể thiếu việc đầu tư vào CAPEX. Việc nâng cấp quy mô sản xuất, nâng cấp máy móc không chỉ với mục đích làm gia tăng sản lượng hàng hóa mà còn để cải thiện biên lợi nhuận gộp. Nếu cứ mải mê đầu tư vào CAPEX mà biên lợi nhuận không được cải thiện thì việc đầu tư sẽ không mang lại hiệu quả thậm chí còn bào mòn lợi nhuận và tiền mặt của doanh nghiệp.

Lợi nhuận sau thuế: Theo ông Warren Buffett những doanh nghiệp đã có lợi thế cạnh tranh dài hạn thì chỉ cần sử dụng một phần nhỏ của lợi nhuận hàng năm cho hoạt động đầu tư tài sản cố định để duy trì lợi thế và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp so với những đối thủ cạnh tranh khác.

Ứng dụng CAPEX trong đầu tư

Ứng dụng CAPEX trong đầu tư
Ứng dụng CAPEX trong đầu tư

Được xem là một chỉ số quan trọng nên CAPEX được ứng dụng rộng rãi trong đầu tư. Cụ thể chúng mình sẽ phân tích chi tiết ở phần dưới.

Tỷ lệ CFO trên CAPEX

Dòng tiền thuần xuất phát từ hoạt động kinh doanh trên CAPEX là một chỉ số tài chính rất quan trọng và được tính bằng công thức:

Nếu tỷ lệ này lớn hơn 1 có nghĩa là hoạt động của doanh nghiệp đủ sức tạo ra tiền mặt để phục vụ cho hoạt động mua sắm, sửa chữa,… tài sản cố định của doanh nghiệp.

Nếu tỷ lệ này nhỏ 1, điều này có nghĩa là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể cần phải vay thêm tiền để phục vụ cho hoạt động mua sắm tài sản cố định của mình. 

Tính toán dòng tiền tự do của doanh nghiệp (FCFF)

Chỉ số CAPEX có thể được sử dụng để tính toán dòng tiền tự do của doanh nghiệp. Dòng tiền tự do của doanh nghiệp đo lường dòng tiền sau thuế được tạo ra từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chia cho chủ sở hữu và chủ nợ.

Công thức xác định FCFF:

FCFF = EBIT x (1 – Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp) + Khấu hao – CAPEX – Thay đổi vốn lưu động.

Tính dòng tiền thuần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp

Giống với FCFF, dòng tiền thuần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp (FCFE) là dòng tiền sau thuế chỉ dành riêng cho chủ sở hữu doanh nghiệp. Dòng tiền sau thuế có nguồn gốc từ hoạt động kinh doanh được phân phối cho chủ sở hữu doanh nghiệp sau khi đã trả lãi và vốn vay cho chủ nợ, trả các chi phí đầu tư mới và thay đổi về nhu cầu vốn lưu động.

Công thức xác định FCFE:

FCFE = (EBIT – Chi phí lãi vay) x (1 – Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp) + Khấu hao – CAPEX – Thay đổi vốn lưu động + (Vay nợ mới – Trả nợ cũ) 

Phương pháp định giá EPV

Tìm hiểu phương thức định giá EPV
Tìm hiểu phương thức định giá EPV

EPV được biết đến với tên gọi đầy đủ là Earning Power Value là một mô hình định giá đơn giản, dễ sử dụng và có thể thực hiện một cách nhanh chóng để ước tính giá trị của một cổ phiếu.

Cụ thể giáo sư Bruce Greenwald có đề cập trong một cuốn sách tên “ Value Investing: From Graham to Buffet and Beyond.”

“Nếu như mô hình định giá DCF được xây dựng trên việc cố gắng dự báo dòng tiền tự do (FCF) trong tương lai bằng cách giả định tốc độ tăng trưởng trong tương lai. Dẫn đến việc, với những giả định khác nhau về tốc độ tăng trưởng, thì giá trị nội tại của doanh nghiệp (tính thông qua DCF) cũng sẽ khác nhau…”

Đối với mô hình EPV thì cách tiếp cận sẽ cụ thể hơn, loại bỏ hầu hết công việc dự báo. Việc ước tính giá trị nội tại theo EPV hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng doanh nghiệp duy trì được mức lợi nhuận (EBIT) từ hoạt động kinh doanh của mình.

Với mô hình EPV được thực hiện với 2 giả định:

  • Doanh nghiệp không phát triển.
  • Lợi nhuận EBIT hay còn gọi là thu nhập hiện tại bền vững.

Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ thực hiện việc định giá 1 doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp đó chỉ cần hoạt động đủ để duy trì mức lợi nhuận như hiện tại hay tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai = 0.

Với một số doanh nghiệp lớn như VNM, MWG, HPG,.. thì việc duy trì thị phần hiện tại cũng là thách thức không hề nhỏ. Vì vậy với mô hình định giá EPV phần “tăng trưởng trong tương lai” không được xét để đánh giá. Thay vào đó, nó dùng để nhấn mạnh vào việc duy trì mức lợi nhuận hiện tại. 

Vậy làm sao để doanh nghiệp có thể duy trì mức lợi nhuận hiện tại? Điều này sẽ được thực hiện bằng cách đảm bảo việc đầu tư ở mức vừa đủ vào CAPEX để doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động bình thường.

Lúc này CAPEX  sẽ được chia làm 2 phần:

  • Maintenance CAPEX: Là các khoản chi phí cần thiết để duy trì hoạt động hiện tại của doanh nghiệp một cách bình thường và trơn tru.
  • Growth CAPEX: Là các khoản đầu tư được sử dụng để tạo sự chú ý và thu hút khách hàng, giúp tạo ra năng lực sản xuất lớn hơn và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng trưởng.

Và ở đây chúng ta chỉ cần quan tâm đến Maintenance CAPEX vì nó là trọng tâm của mức duy trì lợi nhuận hiện tại. 

Câu hỏi thường gặp

Giữa CAPEX và OPEX khác nhau như thế nào?
Giữa CAPEX và OPEX khác nhau như thế nào?

Giữa CAPEX và OPEX có sự khác nhau như thế nào?

OPEX được viết tắt của cụm từ Operating Expenditure có nghĩa là chi phí hoạt động. Đây là khoản chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho các hoạt động kinh doanh thông thường. Khoản phí này có thể là tiền thuê nhà, thiết bị, tiếp thị, chi phí tồn kho, lương nhân viên,…Hay một cách đơn giản hơn đây là khoản tiền dùng để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp. 

Có một số công ty chấp nhận giảm chi phí hoạt động để có được lợi thế cạnh tranh và tăng thu nhập, lợi nhuận. Tuy nhiên, việc giảm chi phí hoạt động có thể làm ảnh hưởng đến tình trạng và chất lượng của doanh nghiệp.

Việc giữ cân bằng chi phí hoạt động một cách hợp lý có thể gặp phải khó khăn nhưng nó sẽ mang về những kết quả đáng mong đợi.

Doanh nghiệp có quyền khấu trừ chi phí hoạt động nếu doanh nghiệp đang hoạt động để kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, bạn cần phải phân biệt rõ giữa chi phí hoạt động và chi phí tài sản cố định CAPEX.

Có công thức khác dùng để tính CAPEX không?

Bên cạnh công thức mà chúng mình vừa chia sẻ có một công thức khác dùng để tính CAPEX cụ thể:

CAPEX = PPE(Current) – PPE(Prior) + Depreciation

Về cơ bản 2 cách tính này là như nhau, nhưng công thức này bản chất của nó là dòng tiền thực được sử dụng cho mục đích mua tài sản cố định. Bởi vì trong công thức sử dụng Net PPE là tài sản cố định ròng chứ không phải Gross PPE là nguyên giá. Vì vậy để tính ra dòng tiền thực chúng ta cần phải cộng ngược lại phần khấu hao. Hiểu theo cách đơn giản là lấy dòng tiền thực thể hiện trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 

Trên đây Nguontaichinh.com vừa mới chia sẻ CAPEX là gì? Ứng dụng của chỉ số CAPEX trong việc phân tích và định giá cổ phiếu. Có thể nói đây là một chỉ số rất quan trọng dùng để đánh giá các doanh nghiệp, vậy nên các bạn cần phải nắm bắt thật kỹ những kiến thức trong bài này nhé. Các bạn có thể tìm đọc các bài viết tương tự tại chuyên mục phân tích cơ bản. Nếu có thắc mắc hay có câu hỏi cần được giải đáp hãy liên hệ với chúng mình để được hỗ trợ

Tác giả

Chuyên viên tư vấn tài chính chứng khoán với hơn 7 năm kinh nghiệm. Mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.

Chia sẻ bài viết:
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x