Khi tham gia ký quỹ Margin thì thuật ngữ Call Margin được các nhà đầu tư chứng khoán nhắc đến khá nhiều. Tuy nhiên không phải nhà đầu tư nào cũng hiểu về thuật ngữ này nhất là những nhà đầu tư mới.
Vậy Call Margin là gì? Khi nào bị Call Margin trong chứng khoán? Hãy cùng Nguontaichinh.com khám phá trong bài viết [Giải đáp] Call Margin là gì? Khi nào bị Call Margin trong chứng khoán? nhé!
Mục lục
Call Margin là gì?

Trong lĩnh vực chứng khoán thì Margin là đòn bẩy tài chính, tỷ lệ cho vay mà công ty chứng khoán cho phép nhà đầu tư dùng tiền vay này để mua cổ phiếu và sau đó số cổ phiếu này sẽ trở thành tài sản thế chấp. Còn Call Margin chính là cụm từ chỉ sự thông báo từ công ty chứng khoán đến người đang sử dụng dịch vụ Margin. Trong trường hợp mà chứng khoán của nhà đầu tư bị giảm gần dưới mức an toàn so với tài sản đảm bảo thì Call Margin có sẽ yêu cầu nhà đầu tư nộp thêm tiền hoặc bán hết chứng khoán để tỷ lệ vay Margin trở về ngưỡng an toàn.
Cách tính Call Margin trong chứng khoán

Đối với mỗi công ty chứng khoán đều có quy định cụ thể về tỷ lệ Margin Call khác nhau. Phía dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách tính và giải quyết khi xảy ra Call Margin.
Để có thể tính được Call Margin trước tiên bạn phải xác định được con số giá trị cụ thể trong công thức này:
Giá trị thực/Tổng giá trị chứng khoán
Chúng ta giá trị cổ phiếu hiện có là A, số tiền vay là B, tỷ lệ Call Margin của công ty chứng khoán là C. Khi thị trường bị suy giảm khiến cho giá trị cổ phiếu là A cũng bị giảm dẫn đến Margin cũng bị giảm. Vì tỷ lệ này sẽ được tính bằng thương của A/B. Nếu như tỷ lệ A/B<C thì sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
- Trường hợp 1: Nạp thêm tiền vào tài khoản
(A+ số tiền nộp thêm)/(B+số tiền nộp thêm) > C
- Trường hợp 2: Bán bớt cổ phiếu
(A + số lượng cổ phiếu*giá)/B >C
Ví dụ về Call Margin

Ví dụ Bạn có 100 triệu đồng mà bạn muốn mua số cổ phiếu trị giá 200 triệu đồng biết rằng mỗi cổ phiếu có giá trị là 100 nghìn đồng. Để có thể sở hữu 2000 cổ phiếu bạn đã tiến hành ký quỹ Margin với tỷ lệ là 1:2 ở công ty chứng khoán A, Biết rằng công ty chứng khoán A có ngưỡng Call Margin là 30%. Sau một thời gian giá trị cổ phiếu giảm 30% so với ban đầu có 140 triệu đồng và nếu trừ đi khoản vay margin thì bạn còn 40 triệu đồng.
Lúc này Giá trị thực/Tổng giá trị chứng khoán=40/140 =28,5%< 30%. Khi đó Call Margin sẽ xảy ra công ty chứng khoán sẽ thông báo cho nhà đầu tư để đưa ra biện pháp xử lý. Cụ thể như sau:
- Trường hợp 1: Bạn nộp bổ sung 10 triệu đồng thì:
(40 triệu đồng+10 triệu đồng)/(140 triệu đồng+10 triệu đồng)=33.33%>30%
- Trường hợp 2: Bán bớt 200 cổ phiếu thì:
(40 triệu đồng+100 nghìn đồng*200)/140 triệu đồng= 42.8% > 30% (Trong trường hợp này bạn sẽ có thể mất trắng nếu như thị trường giảm quá sâu.)
Để không bị Call Margin vậy bạn phải nộp thêm 10 triệu vào tài khoản, hoặc bán đi 200 cổ phiếu hiện có.
Khi nào bị call margin trong chứng khoán

Những nhà đầu tư khi mà đã giao dịch ký quỹ với các công ty chứng khoán thì rất có thể sẽ bị đối mặt với Call Margin theo nội dung sau:
- Nếu sự biến động của thị trường làm thay đổi giá cổ phiếu trong khi bạn đang mua chứng khoán không có tiềm năng tăng trưởng, công ty phát hành sẽ có kết quả tài chính kém, làm giảm đáng kể thu nhập của cổ đông và cổ tức, rủi ro lãi suất,… dẫn đến giá chứng khoán bị giảm sâu
- Khi thị trường giảm, điều này cũng ảnh hưởng một phần đến giá trị của cổ phiếu. Tỷ lệ ký quỹ có thể được cố định. Các nhà đầu tư ở lại khi nền kinh tế tổng thể đang có xu hướng đi xuống.
Bạn nên suy nghĩ kỹ trước khi quyết định sử dụng margin trong quá trình đầu tư. Không khuyến khích đăng ký tham gia đối với những người mới tham gia bởi vì có nhiều rủi ro tiềm ẩn mà bạn có thể không hiểu hết. Ngoài ra, ký quỹ sẽ tạo ra cảm giác bị động khi quyết định quản lý sự xuất hiện của ký quỹ hoàn toàn thuộc về công ty đại chúng. Trong trường hợp bạn vẫn chưa bổ sung ký quỹ, hệ thống sẽ tự động sử dụng các số bảo đảm làm tài sản thế chấp và đưa chúng vào danh mục thanh lý.
Thông qua bài viết [Giải đáp] Call Margin là gì? Khi nào bị Call Margin trong chứng khoán? chúng tôi đã chia sẻ cho bạn một số thông tin về Call Margin và một số những vấn đề liên quan khác. Hy vọng bài viết trên thật sự hữu ích với bạn. Để có thể nhận được nhiều thông tin cơ bản về cổ phiếu bạn có thể truy cập trang web nguontaichinh.com để tham khải thêm. Chúc công cuộc đầu tư chứng khoán của bạn được thành công rực rỡ nhé!
Chuyên viên tư vấn tài chính chứng khoán với hơn 7 năm kinh nghiệm. Mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.