Hướng dẫn cách tính giá trị thực của cổ phiếu chính xác nhất

Phạm Thùy Phương 23/07/2022 445 Views

Phải công nhận hiện nay thị trường đầu tư chứng khoán giống như miếng bánh khổng lồ mà ai cũng muốn có phần. Tuy nhiên phần thưởng chỉ đến với những người có sự tìm hiểu, kiến thức và có thể hiểu và nắm bắt được thị trường. Trong đó việc bạn tính được giá trị thực của cổ phiếu rất quan trọng nó sẽ giúp bạn biết được cổ phiếu nào có tiềm năng và tận dụng nó để sinh lợi cho mình.

Bạn đang lo ngại vì bạn không biết cách tính giá trị thực của cổ phiếu nhưng đừng lo đã có Nguontaichinh.com luôn ở bên bạn khi bạn cần. Chỉ cần đọc hết bài viết này bạn sẽ có thể tự mình tính được giá trị của cổ phiếu mà mình đang định mua hoặc đang nắm giữ. 

Giá trị thực của cổ phiếu là gì?

Giá trị thực của cổ phiếu là gì?
Giá trị thực của cổ phiếu là gì?

Nếu bạn vừa mới chân ướt chân ráo vào thị trường chứng khoán thì chắc bạn không thể nào hiểu ngay cụm từ giá trị thực của cổ phiếu. Bạn có thể hiểu theo cách đơn giản hơn là giá trị của cổ phiếu chính là giá trị nội tại có tên tiếng Anh là Intrinsic Value. Giá trị thực được xem là một giá trị tính toán được và được các nhà đầu tư dùng trong phân tích cơ bản định giá.

Có thể hiểu giá trị thực của cổ phiếu chính là khi có sự thay đổi giá thị trường được thêm vào giá trị danh nghĩa. Nói chung tính toán giá trị thực đều liên quan đến việc điều chỉnh giá trị danh nghĩa theo lạm phát. Từ đó giá trị thực của cổ phiếu được xác định là giá trị chính xác nhất đối với những quyết định kinh tế trên thị trường

Định giá cổ phiếu là gì?

Định giá cổ phiếu là gì?
Định giá cổ phiếu là gì?

Định giá cổ phiếu được hiểu là việc đi tìm giá trị thực tế hay giá trị nội tại của một cổ phiếu. Theo cách hiểu đơn giản nhất chính là việc đánh giá cổ phiếu đó có giá trị là bao nhiêu. Việc định giá được xem là bước quan trọng để các nhà đầu tư có thể biết cổ phiếu nào đáng để mua và có tiềm năng sinh lời lớn. 

Sau khi định giá cổ phiếu các nhà đầu tư sẽ tiến hành mua cổ phiếu nếu giá tại thời điểm hiện tại thấp hơn so với giá trị được định giá để thu lợi nhuận từ khoản tiền chênh lệch. Để tính giá trị của cổ phiếu các nhà đầu tư sẽ phải áp dụng công thức, các phương pháp định giá khác nhau. 

Theo thường lệ thì sau khi định giá thì giá thực tế của cổ phiếu sẽ tương đương với thị trường. Mặt khác ở một vài trường hợp thì giá trị thực tế sẽ cao hơn hoặc thấp hơn so với giá thị trường, trường hợp này có khả năng xảy ra khoảng từ 5% đến 20%.

Cách tính giá trị thực của cổ phiếu

Cách tính giá trị thực của cổ phiếu
Cách tính giá trị thực của cổ phiếu

Như đã nói ở trên để tính được giá trị thực của cổ phiếu thì chúng ta phải áp dụng theo công thức. Và sau đây sẽ tìm hiểu kỹ hơn về các công thức nhé.

Phương pháp chiết khấu

Công thức tính theo phương pháp chiết khấu:

P= Po + E1/(1+r) + E2/(1+r)2 + E3/(1+r)3 + E4/(1+r)4 + E5/(1+r)5

Trong đó:

  • P: được hiểu là giá trị thực của cổ phiếu
  • Po: là giá trị của cổ phiếu hiện tại
  • Ei: là nguồn thu trong năm i của công ty
  • r: là lãi suất của thị trường

Chỉ số P/E

Công thức định giá cổ phiếu theo chỉ số P/E:

P/E = Giá thị trường / EPS (Là lợi nhuận ròng của 1 đơn vị cổ phiếu)

Nếu P/E  thấp thì có nghĩa là cổ phiếu đang được định dạng thấp. Và ngược lại nếu P/E cao thì cổ phiếu đang được định giá cao, cũng có nghĩa là công ty đang trên đà phát triển tốt.

Chỉ số P/B

Có thể bạn chưa biết P/B là viết tắt của cụm từ Price to Book  Value Ratio (PBR) và chúng ta sẽ có công thức tính theo chỉ số P/B như sau:

P/B = Giá thị trường / Giá trị sổ sách của một cổ phiếu

Hoặc P/B = Vốn hóa công ty / Vốn chủ sở hữu

Trong đó:

  • P (Price): Là giá thị trường tại thời điểm giao dịch
  • B (Book Value): Là giá trị sổ sách của một cổ phiếu

Tính theo phương pháp P/S

Công thức định giá cổ phiếu được tính theo phương pháp P/S có dạng:

P/S = Giá cổ phiếu / Doanh thu mỗi cổ phần

Trong đó Doanh thu mỗi cổ phiếu = Tổng doanh thu / Số lượng cổ phiếu lưu hành

Hay P/S = Tổng vốn hóa / Tổng doanh thu tuần

Trong đó:

  • P được hiểu là giá cổ phiếu tại thời điểm hiện tại
  • S là doanh thu thuần trên mỗi cổ phiếu

Cách tính lãi cơ bản trên cổ phiếu

Hướng dẫn cách tính lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu
Hướng dẫn cách tính lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu

Sẽ có 2 công thức để tính lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu và chúng ta sẽ gọi là công thức 1 và công thức 2 để dễ phân biệt. 

Với công thức 1

EPS =  (Tổng lợi nhuận / Lỗ của tất cả các cổ đông phổ thông) / (Số bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông đang được lưu hành trong cùng kỳ)

Với công thức 2:

EPS = (Tổng số lợi nhuận / Lỗ – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / (Số cổ phiếu phổ thông BQ đang được lưu hành) 

Qua công thức này ta sẽ có thêm một công thức nữa:

Cổ phiếu phổ thông BQ đang được lưu hành = Số cổ phiếu phổ thông đầu kỳ + Số cổ phiếu phổ thông tăng trong kỳ – Số cổ phiếu phổ thông giảm trong kỳ) * (Số lượng ngày cổ phiếu được lưu hành / Tổng số ngày trong kỳ).

Bạn nên lưu ý thêm những điều sau:

  • Lợi nhuận chia lỗ sau thuế được lấy từ chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
  • Cổ phiếu cổ tức ưu đãi bao gồm cổ tức của cổ phiếu ưu đãi không lũy kế được thông báo trong kỳ báo cáo và cổ tức của cổ phiếu ưu đãi lưu kế phát sinh trong kỳ báo cáo trừ cổ tức của cổ phiếu ưu đãi lũy kế liên quan đến các kỳ trước đã được chi trả.

Cách tính tỷ lệ chi trả cổ tức

Cách tính tỷ lệ chi trả cổ tức
Cách tính tỷ lệ chi trả cổ tức

Để tính tỷ lệ chi trả cổ tức chúng sẽ phải làm theo công thức:

Tỷ lệ chi trả cổ tức (%) = Cổ tức hằng năm trên mỗi cổ phiếu / Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu = Cổ tức / Thu nhập ròng

Hoặc Tỷ lệ chi trả cổ tức (%) = 1 – Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại

Trên đây là bài viết nói về hướng dẫn cách tính giá trị thực của cổ phiếu mà kênh Nguontaichinh.com vừa mới chia sẻ đến với các bạn. Nắm bắt và hiểu rõ thành phần của công thức có thể giúp bạn dễ dàng tính được giá trị thực của cổ phiếu và từ đó đầu tư và giao dịch cổ phiếu sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Ngoài ra nếu bạn đang có những thắc mắc xung quanh bài viết và cần được giải đáp thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng mình để được giải đáp nhé.

Tác giả

Chuyên viên tư vấn tài chính chứng khoán với hơn 7 năm kinh nghiệm. Mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.

Chia sẻ bài viết:
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x