Cách đọc bảng giá chứng khoán cho người mới từ A – Z

Phạm Thùy Phương 23/07/2022 260 Views

Nếu bạn là người mới tham gia thị trường thì việc học cách đọc bảng giá chứng khoán đó là điều kiện cơ bản và là bắt buộc cho các bạn khi mới tham gia vào thị trường. Bạn là người bắt đầu tìm hiểu về thị trường chứng khoán, tìm hiểu cách giao dịch, nếu bạn đang có những vấn đề đó thì bạn đã tìm đúng nơi rồi đấy.

Thị trường chứng khoán là một trong những nơi mà nhiều đầu tư luôn muốn quan tâm bởi tính trong sạch của thị trường. Ngoài ra, rất nhiều người thành công trên thị trường và đã trở nên giàu có.

Nếu bạn đã bước chân vào thị trường rồi thì chắc hẳn bạn đã trở thành một nhà đầu tư. Vậy những kiến thức cơ bản về cách đọc bảng giá chứng khoán được coi là một nền móng vững chắc để giúp bạn có thể mua bán dễ dàng hơn. Xem ngay cùng Nguontaichinh.com những kiến thức kinh tế bổ ích nhé.

Thông tin chung về sàn giao dịch chứng khoán

Thông tin chung về sàn giao dịch chứng khoán
Thông tin chung về sàn giao dịch chứng khoán

Việt Nam hiện nay đang có hai sở chứng khoán chính thức đó là: Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội – HNX và Sở Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh – HOSE. Đây là hai nơi mà nhiều nhà đầu tư đổ tiền vào nhiều nhất, mỗi sở đều có một bảng giá riêng nhưng nhìn chung thì hoàn toàn giống nhau chỉ khác một chút là về mặt giao diện.

Ngoài hai sàn giao dịch này ra còn có sàn UPCOM tên tiếng anh là (Unlisted Public Company Market) là một sàn mà những công ty này chưa niêm yết lên sàn chứng khoán, với mục đích là khuyến khích các doanh nghiệp này tham gia vào thị trường.

Cách đọc bảng giá chứng khoán

Cách đọc bảng giá chứng khoán
Cách đọc bảng giá chứng khoán
Đọc bảng giá chứng khoán
Đọc bảng giá chứng khoán

Sau đây mình sẽ hướng dẫn bạn cách đọc bảng chứng khoán vndirect lightning, bạn có thể đọc bảng điện ở các công ty khác như: SSI, ACB hay SBSC,…

Bên trên là hình minh họa bảng giá của một số công ty:

Cùng mình tìm hiểu cách đọc bảng giá chứng khoán những thuật ngữ và các ký hiệu mà bạn nên biết.

Ý nghĩa các cột trên bảng giá

1. Mã chứng khoán: Viết tắt là mã CK, đây là danh sách các công ty khi lên sàn sẽ được Uỷ ban chứng khoán nhà nước cấp cho một mã riêng và được xếp thứ tự từ A-Z. Ví dụ như: 

  • ACB: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu  
  • GAS: Tổng Công ty Khí Việt Nam
  • MSN: Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan

2. Giá tham chiếu (TC): Hay còn gọi là đóng cửa gần nhất có màu vàng, bạn có thể nhìn trên bảng điện. Là một phiên đóng cửa trong lần giao dịch gần nhất. Giá TC này  được dựa trên cơ sở để tính toán giá trần & giá sàn. 

  • Chú ý: Sàn UPCOM giá TC được tính bằng giá bình quân của một phiên giao dịch gần nhất.

3. Giá trần: Hay còn gọi là giá tím. Là mức giá mà cao nhất mà bạn có thể bán hoặc mua trong ngày. 

  • HOSE, tăng +7% so với giá TC.
  • HNX, tăng +10% so với giá TC.
  • Riêng đối với sàn UPCOM sẽ tăng +15%.

4. Giá sàn: Hay còn gọi giá xanh lam. Là mức giá thấp nhất mà các nhà đầu tư có thể bán hoặc mua trong ngày. 

  • HOSE, giảm -7% so với Giá TC.
  • HNX,  giảm -10% so với Giá TC.
  • UPCOM, giảm -15%.

5. Tổng khối lượng (KL): Tổng số cổ phiếu được giao dịch trong một ngày. Cho bạn biết được tính thanh khoản, nếu giao dịch càng nhiều thì thanh khoản của cổ phiếu đó càng cao.

6. Bên mua: Bạn sẽ thấy được 3 mức giá và khối lượng khác nhau. Nếu bạn nhìn từ trái sang phải bạn sẽ thấy các mức giá từ giá 3 -> giá 1 sẽ tăng. Độ ưu tiên sẽ là giá 1 -> giá 3.

  • Ví dụ: Cổ phiếu FPT đang khớp lệnh là 83.50 vậy nên nếu bạn mua ở mức giá 1 là 83.40 thì bạn phải chờ thêm xem bên bán có người nào đặt bán xuống mức 83.40 không để chờ khớp.

7. Bên bán: Cũng có 3 mức giá và khối lượng khác nhau. Bạn nhìn từ phải sang trái bạn sẽ thấy mức giá từ giá 3 -> giá 1 sẽ giảm dần.

  • Ví dụ: Cổ phiếu POW đang có giá khớp là 12.75 vậy nên khi bạn bán ở mức giá 1 là 12.80 bạn phải đợi bên mua có ai đặt mua lên mức 12.80 hay không để chờ khớp. 

8. Khớp lệnh: Mức giá khớp lệnh gần nhất bao gồm khối lượng, giá và biên độ.

9. Giá: sẽ có 3 cột là cao nhất, trung bình và thấp nhất. Thể hiện sự biến động của cổ phiếu trong giao dịch hằng ngày. (Chú ý: những giá này chưa chắc là giá trần hay giá sàn nhé.)

10. Dư mua/ dư bán: Thể hiện KLCP đang chờ khớp lệnh. Sau khi kết thúc ngày thì sẽ thể hiện những cổ phiếu không được giao dịch trong ngày.

11. Đầu tư nước ngoài (Mua/ Bán): là những cổ phiếu mà được nhà đầu tư nước ngoài mua. Bạn cũng nên chú ý cột này, vì nếu bạn là người mới tham gia thị trường bạn phải đặt dấu chấm hỏi tại sao NĐTNN lại mua hay bán đi nhiều.                  

Quy định về màu sắc

Bạn đang tìm hiểu về cách đọc bảng giá chứng khoán thì chắc chắn bạn sẽ không nên bỏ qua về yếu tố màu sắc.

  • Màu xanh lá cây: Đây là các mã cổ phiếu khi so với giá TC thì đang tăng.
  • Màu đỏ: So với giá TC thì đây màu biểu hiện cho giá giảm.
  • Màu vàng: Các mã chứng khoán bằng hoặc tương ứng với giá tham chiếu.
  • Màu tím: Đây là màu mà các nhà đầu tư rất thích đó là các mã chứng khoán đang có giá cao kịch trần.
  • Màu xanh dương: Ngược lại đây là giá mà các bạn thường không thích. Biểu hiện giá chạm đáy khi so với giá tham chiếu. Chỉ cần 10 phiên giống vậy thì có nguy cơ bạn sẽ phải rời bỏ thị trường.

Chỉ số thị trường

Chỉ số thị trường
Chỉ số thị trường
  • Chỉ số VN-Index: đây là chỉ số đang thể hiện biến động về giá của tất cả các cổ phiếu đang niêm yết trên sàn HOSE.
  • Chỉ số VN30-Index: đây là 30 công ty lớn đang niêm yết trên sàn HOSE có giá trị vốn hóa và thanh khoản cao, đáp ứng được nhiều tiêu chí.
  • Chỉ số VNX AllShare: là chỉ số biến động về giá mặt bằng chung cho tất cả cổ phiếu đang niêm yết tại (HOSE) và (HNX).
  • Chỉ số HNX-Index: đây là chỉ số biến động về giá của các cổ phiếu đang niêm yết tại sàn HNX.
  • Chỉ số HNX30-Index: top 30 công ty lớn đang niêm yết trên sàn HNX. 
  • Chỉ số UPCOM: là chỉ số biến động về giá của các cổ phiếu tại sàn UPCOM.

Ví dụ cụ thể cách đọc bảng giá chứng khoán

Ví dụ cụ thể cách đọc bảng giá chứng khoán
Ví dụ cụ thể cách đọc bảng giá chứng khoán

Sau đây là một số ví dụ giúp bạn có thể hình dung dễ dàng hơn:

  • Nhìn trong hình ảnh, VN-Index đạt 1,159.55 điểm, tăng 4,26 điểm (tương ứng với mức tăng 0,37% – so với mức tham chiếu của chỉ số).
  • Khối lượng cổ phiếu khớp tại HOSE là 264,294,600 cổ tương ứng với giá trị giao dịch đạt 5,043.393 tỷ đồng.
  • HOSE có 266 mã tăng (trong đó 11 mã tăng trần), 64 mã đứng giá (bằng giá tham chiếu) và 148 mã giảm.
  • Thị trường đang trong trạng thái mở cửa. 

Như vậy, ta có thể thấy rằng hầu hết các nhà đầu tư thường quan tâm nhiều về sàn HOSE. Mọi giao dịch thường tập trung chủ yếu ở đây, nên bạn khi đầu tư thì tập trung một vài cổ phiếu ở sàn này nhé.

Như bạn đã thấy thị trường hiện đang tăng. Nhưng việc tăng giảm của các mã trong tương lai không chênh lệch quá nhiều. Một số chú ý dành cho các bạn mới bắt đầu tham gia vào thị trường đầu tư như: quan sát biến động của các chỉ số và khối lượng giao dịch trong ngày. Cụ thể như sau:

Mã cổ phiếu ít tăng nhưng thị trường vốn đang tăng Thị trường không khả quan
Khi thị trường giảm mà nhiều mã cổ phiếu đang tăng Thị trường khả quan
Khi thị trường và số lượng các cổ phiếu đang tăng Khuyên các nhà đầu tư nên đi đầu tư
Thị trường và các mã cổ phiếu tụt dốc Nên bán cổ phiếu để tránh thua lỗ

Như vậy, sau bài biết về cách đọc bảng giá chứng khoán Nguontaichinh.com chia sẻ mình tin chắc bạn đã nắm được nhiều kiến thức bổ ích. Đừng chần chừ mà đọc các mã cổ phiếu mà bạn yêu thích mỗi ngày, hy vọng bạn có thể trở thành một nhà đầu tư thành công trong tương lai, mọi thắc mắc liên hệ với mình ngay nhé.

Tác giả

Chuyên viên tư vấn tài chính chứng khoán với hơn 7 năm kinh nghiệm. Mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.

Chia sẻ bài viết:
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x