Một trong những lỗi thường các nhà đầu tư hay gặp đó là bị mắc bẫy giá trị. Đặc biệt hơn là đối với những nhà đầu tư non trẻ ở trên thị trường. Như vậy, bẫy giá trị là gì? Làm cách nào để phòng tránh khi rơi vào bẫy của giá trị.
Trong bài viết hôm nay, hãy cùng với Nguontaichinh.com đi tìm hiểu về Bẫy giá trị bạn nhé!
Mục lục
Bẫy giá trị là gì?

Bẫy giá trị hay còn được gọi là Value Trap, đây là một thuật ngữ dùng phổ biến trong chứng khoán và khi một cổ phiếu hay khoản đầu tư được định giá rẻ bởi vì có được những thông số định giá thấp.
Ví dụ như là tỉ số P/E là hệ số giá trên dòng tiền P/CF hay hệ số giá trên giá trị sổ sách P/B thấp trong khoảng thời gian nhất định.
Bẫy giá trị có thể thu hút được các nhà đầu tư đang muốn tìm kiếm một món hời. Bởi vì chúng có hệ số giá lịch sử tương đồng. Bẫy giá trị sẽ do nhà đầu tư tạo ra và nhận định thiếu chính xác về một loại mã cổ phiếu.
Đặc điểm của bẫy giá trị

Rủi ro của bẫy giá trị cũng chính là đặc điểm của nó vì khi giá cổ phiếu hoặc giảm thêm sau khi các nhà đầu đặt niềm tin vào công ty đó. Đối với các nhà đầu tư thì hệ số P/B, P/E là những công cụ giúp hỗ trợ tìm kiếm được các cổ phiếu có giá thấp mà thị trường đã bỏ qua.
Khi P/B và P/E thấp cho thấy dấu hiệu cổ phiếu đó đang bị định giá thấp hơn so với giá trị. Đây sẽ là cơ sở để có thể nhận định cổ phiếu đó có khả năng tăng giá và nhà đầu tư nên mua. P/B thấp cho thấy được hoạt động kinh doanh của công ty cải thiện, có lợi nhuận tăng trưởng, giá trị sổ sách của cổ phiếu thì tăng lên.
Trong trường hợp khác thì khi một cổ phiếu duy trì P/B nhỏ hơn 1 thì có thể là các nhà đầu tư đang được đánh giá giá trị thị trường của doanh nghiệp thấp hơn khi so với giá trị ghi sổ.
Có khá nhiều nguyên nhân để doanh nghiệp có được chỉ số P/E thấp tại một thời điểm. Khi 1 công ty có được hệ số thu nhập, giá đồng tiền hay là giá trị sổ sách thấp ở trong một khoảng thời gian dài có thể không sinh lợi ở trong tương lai. Kể cả khi mã cổ phiếu đó có giá rất hấp dẫn.
Cổ phiếu sẽ trở thành bẫy giá trị cho các nhà đầu tư nếu như công ty đó không được cải tiến trong lợi thế cạnh tranh hay khả năng kiểm soát chi phí, quản lý điều hành và khả năng đổi mới.
Cho dù những doanh nghiệp đã từng thành công những năm trước đó thì đạt lợi nhuận và giá cổ phiếu tăng trưởng tốt nhưng sẽ có khả năng rơi vào tình trạng không có được doanh thu lợi nhuận. Điều này là do các thay đổi trong động lực cạnh tranh, sản phẩm, dịch vụ, quản lý điều hành hoặc chi phí sản xuất vận hành tăng của công ty không được hiệu quả.
Có nhiều trường hợp thì các nhà đầu tư từng thấy được mức định giá cao hơn của một loại cổ phiếu. Với một mức giá thấp hơn thông thường sẽ thu hút họ hơn. Bởi vì điều này cho nên đã khiến các nhà đầu tư dễ bị dính vào bẫy giá trị.
Một số cách phòng tránh khi rơi vào bẫy giá trị

Sau đây là một số quan điểm của một số nhà đầu tư nổi tiếng trên thế giới về bẫy giá trị:
- “Một trong những mối nguy hiểm lớn nhất của đầu tư giá trị là đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh đã từng có chất lượng cao và đang giảm sút chất lượng mỗi ngày.” – Ricky Sandler
- “Cách tốt nhất để tránh bẫy giá trị là đặt câu hỏi: Nếu cổ phiếu này rẻ như vậy, tại sao nó lại rẻ? Giá càng rẻ nghĩa là thị trường đang cố nói với bạn rằng có điều gì đó không ổn. Nếu đúng là có điều không ổn mà bạn vẫn muốn mua thì tốt hơn hết bạn phải cân nhắc thật kĩ càng.” – Preston Athey
- “Dù là vớ hay cổ phiếu, tôi thích mua hàng hóa chất lượng khi chúng giảm giá.” – Warren Buffett
- “Một phần của quy trình đầu tư là xác định các bẫy giá trị tiềm ẩn. Chúng tôi thực hiện theo nhiều cách khác nhau, nhưng quan trọng nhất là đối chiếu giữa báo cáo thu nhập với báo cáo lưu chuyển tiền tệ để xác định các khoản thiếu hụt vĩnh viễn hoặc định kỳ trong dòng tiền kiếm được.” – Joe Huber
Để lựa chọn những cổ phiếu tiềm năng đưa vào danh mục đầu tư, nhà đầu tư không nên quá phụ thuộc vào một vài chỉ số. Một chỉ số chỉ có ý nghĩa để phân tích một doanh nghiệp khi nó được so sánh với một doanh nghiệp hoặc chỉ số ngành trong cùng một ngành.
Ngoài ra, khi tham gia đầu tư chứng khoán, việc theo đuổi một trường phái đầu tư nào đó sẽ quyết định sự thành bại của nhà đầu tư. Bởi vì nếu bạn muốn thành công, bạn cần phải tích lũy kinh nghiệm, xây dựng quan điểm, chiến lược đầu tư và kiên định với chiến lược đó. Trong đầu tư chứng khoán, yếu tố tâm lý là vô cùng quan trọng.
Nếu không có quan điểm đầu tư nhất quán, nhà đầu tư có thể dễ dàng bị chao đảo bởi sự biến động của thị trường và đưa ra các quyết định sai lầm. Nếu chọn một trường phái đầu tư nào đó, nhà đầu tư sẽ tin tưởng vào những nhận định của chính mình và rất khó để rơi vào bẫy giá trị.
Cách xác định bẫy giá trị trong đầu tư chứng khoán

Cách để xác định được bẫy giá trị là một điều cũng khá là khó khăn đối với các nhà đầu tư. Tuy vậy việc phân tích cơ bản về cổ phiếu của công ty cũng khá là kỹ lưỡng để có thể tiết lộ đâu là bẫy giá trị.
Bẫy giá trị có xu hướng xảy ra khi giá cổ phiếu thấp thường xuyên do công ty không ổn định về tài chính và có ít tiềm năng tăng trưởng. Hoạt động kinh doanh với thu nhập dài hạn, dòng tiền hoặc giá trị sổ sách thấp do cạnh tranh, quản lý kém của ban điều hành,…
Sau đây là một vài ví dụ về bẫy giá trị trong đầu tư chứng khoán:
– Cổ phiếu của một công ty công nghiệp đang giao dịch ở mức gấp 10 lần thu nhập sau 6 tháng, so với mức trung bình 5 năm là 15 lần.
– Một công ty truyền thông được định giá gấp 6 đến 8 lần trong vòng 12 tháng qua dựa trên chỉ số EV/EBITDA, chỉ số giúp nhà đầu tư định giá cổ phiếu khi tham gia thị trường chứng khoán. Mức trung bình trong 10 năm của công ty là 12 lần.
– Một ngân hàng ở Châu Á được định giá bằng 0.75 lần giá trên sổ sách (P/B). Mức trung bình trong 8 năm là 1.20 lần.
Chuyên mục Cơ bản cổ phiếu – Nguồn Tài Chính mong rằng đã chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích. Bạn hãy tích lũy cho mình thật nhiều kinh nghiệm để có thể thành công trong lĩnh vực mà bạn muốn đầu tư nhé! Và hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ cho bạn nếu bạn có điều gì thắc mắc.
Chuyên viên tư vấn tài chính chứng khoán với hơn 7 năm kinh nghiệm. Mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.